Có những cách chữa lành vết thương ngoài da nào hiệu quả nhất hiện nay? Dấu hiệu nào nhận biết vết thương đang lành và thời gian lành vết thương ngoài da là bao lâu? Chế độ ăn uống ra sao để tăng hiệu quả? Cùng Mỹ phẩm Genie tìm hiểu cụ thể trong bài viết sau đây.
Nội dung chính
Dấu hiệu vết thương đang lành
Dấu hiệu nhận biết vết thương đang lành phổ biến nhất chính là vùng da vết thương khô héo và có cảm giác ngứa quanh vùng bị thương. Và thông, thường quá trình lành vết thương sẽ trải qua các giai đoạn cơ bản như:
- Giai đoạn đông máu và viêm: Khi vết thương được tạo thành, hệ thống vi mạch bắt đầu hiện tượng co rút để đông máu ngăn không cho máu chảy tiếp (còn được gọi là xung huyết). Sau đó khoảng 24h, hiện tượng viêm xuất hiện để tạo nên các nhân tố thúc đẩy vết thương nhanh lành. Lúc này, máu đông vết thương khô lại, có thể nhận biết rõ rệt bằng mắt thường.
- Giai đoạn biểu mô hóa: Sau 2 ngày tiếp theo, biểu bì hình thành và phủ lên vết thương nhằm hạn chế nhiễm khuẩn. Dấu hiệu nhận biết là vết thương chuyển thành màu sậm đen và trở nên khô hơn.
- Giai đoạn tái tạo: Giai đoạn vết thương đang lành và sắp lành với các tế bào collagen xuất hiện và phát triển để bổ sung và lấp đầy vết thương. Bắt đầu có dấu hiệu ngứa nhẹ vùng quanh vết thương.
- Giai đoạn hình thành da non: Hình thành các mô giúp phục hồi chức năng vùng da bị thương như lúc ban đầu. Dấu hiệu là da rất ngứa, các vết màu thương sẫm màu bắt đầu khô hoàn toàn và bong tróc.
Thời gian lành vết thương ngoài da
Đối với các vết thương ngoài da mức độ nhẹ, trầy xước sau khoảng thời gian từ 5 đến 15 ngày, da sẽ bắt đầu khô và lành vết thương tùy thuộc vào cơ địa mỗi người.
Với các vết thương cần khâu vá thì, sau 7 – 10 ngày, vết thương dần khô và liền miệng sau khi khâu bằng chỉ tự tiêu. Còn đối với các vết thương nặng, nghiêm trọng hơn cần phẫu thuật hoặc dùng chỉ không tiêu, phải mất thời gian ít nhất 10 – 21 ngày để được cắt chỉ. Và mất thêm một khoảng vài tháng nếu muốn lành hoàn toàn.
Cách chữa lành vết thương ngoài da nhanh nhất
Cách mau lành vết thương té xe bằng nước muối
Nước muối sinh lý có sẵn tại mọi tiệm thuốc tây, có tác dụng sát khuẩn nhẹ nhàng nhưng vô cùng hiệu quả đối với vết thương ngoài da. Nước muối sẽ giúp hút ẩm vết thương hạn chế môi trường phát triển thuận lợi của vi khuẩn.
Nếu không mua được nước muối sinh lý, bạn có thể tự pha tại nhà với công thức 250ml nước đun sôi để nguội cùng nửa muỗng cà phê muối. Rửa trực tiếp lên vết thương và lau lại bằng bông gạc. Không nhất thiết phải băng bó sau khi rửa nước muối nếu vết thương ở mức độ nhẹ không nghiêm trọng.
Cách lành vết thương nhanh trên mặt bằng mật ong
Bản thân mật ong không bao giờ có hạn sử dụng là vì nó có độ ẩm cực kỳ thấp, không đủ điều kiện để vi khuẩn phát triển. Bạn có thể dùng mật ong bằng đường uống – giúp kích thích hệ thống miễn dịch, đẩy nhanh quá trình hồi phục vết thương.
Hoặc bôi mật ong trực tiếp lên vết thương cũng là cách chữa lành vết thương nhanh chóng với cơ chế hạn chế độ ẩm, giảm thiểu khả năng viêm nhiễm bởi vi khuẩn. Nhưng phải chắc chắn bạn dùng mật ong nguyên chất để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Cách làm lành vết thương ngoài da bằng giấm táo
Càng tìm hiểu về dấm táo bạn sẽ nhận ra nguyên liệu đơn giản thông thường này lại có quá nhiều công dụng thần kỳ mà bạn chưa biết đến. Trong số đó, nếu pha loãng giấm táo với nước, thấm lên gạc đắp vết thương trong 30 phút có thể giúp kiểm soát mức độ vi khuẩn lây lan, một cách làm lành vết thương ngoài da hay để tránh nhiễm trùng.
Vết thương ngoài da mau lành với dầu tràm và tinh dầu bạc hà
Cả hai loại dầu này đều có tác dụng giảm viêm và giảm đau. Chúng cũng có khả năng hoạt động như thuốc sát trùng để kiểm soát sự lây nhiễm. Thành phần tràm trà và bạc hà cũng là nguyên liệu phổ biến để trị mụn từ xưa đến nay, tuy nhiên tinh dầu bạc hà tuyệt đối không được dùng trực tiếp lên vết thương.
Chữa vết thương ngoài da do côn trùng cắn với baking soda
Lưu ý rằng cách này chỉ áp dụng với vết côn trùng cắn thôi bạn nhé! Chỉ cần pha một ít baking soda với nước thành bột sệt rồi bôi vào vùng da bị ảnh hưởng trong 15 phút sẽ có tác dụng khử độc giảm ngứa, từ đó đẩy nhanh quá trình lành da.
Tỏi giúp mau lành vết thương hở
Nhiều người ngại ăn tỏi hay sử dụng tỏi vì sợ mùi cơ thể. Thực tế, tỏi có tác dụng tăng sức đề kháng mạnh mẽ và có khả năng kháng viêm. Bạn không nên bôi trực tiếp tỏi lên vết thương vì sẽ có cảm giác nóng rát nhé. Pha loãng nước ép tỏi với nước thường rồi mới bôi lên da hoặc bôi tỏi ngâm mật ong sẽ có tác dụng tốt nhất.
Chữa trị vết thương ngoài da bằng túi trà
Không biết bạn đã bao giờ nghe trà túi lọc cũng có công dụng làm đẹp và hỗ trợ chữa lành vết thương hở chưa? Sau khi pha xong trà túi lọc, bạn có thể lấy túi bã trà để vào tủ lạnh 10 phút rồi lấy ra đắp lên bọng mắt sẽ cải thiện được tình trạng mắt thâm mệt mỏi. Ngoài ra với vết thương hở, túi trà giúp xoa dịu vết trầy xước, khử trùng nhẹ nhàng và giảm đau.
Không nên sử dụng lá đắp vết thương hở khi chưa có sự cho phép từ bác sĩ
Hiện nay, có rất nhiều nguồn thông tin không chính thống truyền nhau về các loại lá đắp vết thương hở có tác dụng cầm máu và mau lành vết thương. Tuy nhiên, các phương pháp này chỉ nên áp dụng khi có sự cho phép và kiểm chứng từ bác sĩ. Tình trạng vết thương bị nhiễm trùng và ngày càng trở nên nghiêm trọng do sử dụng các nguyên liệu vô tội vạ khá phổ biến. Vì vậy không phải là cách để xử lý vết thương ngoài da dành cho bạn.
Có nên bịt kín vết thương hở hay không
Vết thương chỉ nên được bịt kín áp dụng cho các trường hợp vết thương có mức độ chảy máu nhiều, cần được bịt kín để tránh nhiễm trùng. Còn đối với các vết thương mức độ nhẹ, chỉ trầy xước ngoài da thì không nên bịt kín. Lúc này, bạn nên để hở vết thương giúp chúng nhanh lành hơn nhưng lưu ý là cần giữ sạch sẽ và khô thoáng cho vết thương hở.
Vết thương hở bôi thuốc gì
Khi bị vết thương hở, một số loại thuốc bôi vết thương mà bạn có thể tham khảo áp dụng tại nhà như:
- Oxy già: đây là dung dịch sát khuẩn có tính oxi hóa mạnh, có tác dụng để sát trùng ngoài da bị trầy xước, vết đứt, cắt.. Lưu ý chỉ nên sử dụng oxy già có nồng độ thấp từ 1,5 – 3%.
- Cồn: Dùng cồn có nồng độ 70-75, không dùng cho vùng da nhạy cảm, chỉ áp dụng vết thương trầy xước, các vết thương hở sâu không nên dùng.
>>> Ngoài việc áp dụng các phương pháp từ nguyên liệu thiên nhiên kể trên. Để mau lành vết thương ngoài da, bạn có thể sử dụng thuốc uống. Thao khảo thêm các thông tin liên quan đến thuốc uống mau lành vết thương là rất cần thiết trong lúc này.
Ăn gì để vết thương mau lành không để lại sẹo
Có 4 chất bạn phải tích cực bổ sung khi cơ thể có vết thương:
- Vitamin C: giúp tăng sức đề kháng, kích thích sinh collagen và phòng ngừa thâm sẹo. Vitamin C có nhiều trong các loại trái cây có vị chua và các loại rau có màu xanh. Tuy nhiên, bạn hãy cẩn thận khi chế biến các thức ăn này vì nấu quá chín rất dễ làm mất đi một lượng đáng kể các vitamin.
- Vitamin A: là chất chống oxy hóa tự nhiên kích thích sản sinh tế bào mới, có nhiều trong các thực phẩm màu vàng, cam và rau củ màu xanh đậm bạn nhé!
- Protein: Một số thức ăn chứa nhiều protein mà bạn nên biết là thịt, cá, trứng, sữa, đậu nành và các loại cây họ đậu. Tuy nhiên quá nhiều protein cũng không tốt bạn nhé!
- Kẽm: Một chất dinh dưỡng như bước cầu nối, giúp cho bạn hấp thụ tốt tất cả các chất dinh dưỡng khác!
- Dù có nhiều báo cáo về việc không cần kiêng bò, gà, hải sản nhưng những người có kinh nghiệm làm việc trong ngành thẩm mỹ vẫn khuyên bạn nên kiêng các sản phẩm và chế phẩm có bao gồm thịt bò và rau muống gây sẹo lồi, hải sản và trứng (gây ngứa). Ngoài ra còn hạn chế ăn nước tương vì nghi ngờ khiến cho sẹo bị thâm.
>>> Ngoài bị trầy xước, tai nạn gây ra các vết thương hở. Sau khi mổ cũng cần có chế độ ăn uống thích hợp để việc hồi phục được nhanh chóng. Tìm hiểu ngay tại bài viết Ăn gì mau lành vết thương sau mổ !
Có thể thấy rằng, vết thương ngoài da cần được xử lý đúng cách để mau lành. Qua các cách chữa lành vết thương ngoài da nhanh nhất mà Genie vừa giới thiệu. Bạn có thể tìm hiểu và áp dụng ngay tại nhà để vết thương hở của mình mau chóng lành. Cảm ơn bạn đã quan tâm nội dung bài viết. Hẹn gặp lại bạn trong nội dung bài viết tiếp theo!