Vết thương sau sinh thường bao lâu thì lành? Cách làm lành vết thương sau sinh như thế nào hiệu quả? Nên ăn gì để mau lành vết thương sau sinh? Cùng Genie giải đáp tất tần tật trong nội dung bài viết dưới đây.
Nội dung chính
Vết thương khâu tầng sinh môn sau sinh thường bao lâu thì lành
Thông thường, các vết thương tầng sinh môn được khâu sau khi sinh sẽ có thể tự lành sau khoảng từ 14 – 20 ngày. Ngoài ra, nếu không xuất hiện các biến chứng nào khác thì trong khoảng sau 1 tháng, tầng sinh môn sẽ dần phục hồi cảm giác và ổn định trở lại. Nếu sau khoảng thời gian này, cảm giác đau vẫn còn, các bà mẹ sau khi sinh nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra ngay xem vết khâu có bị nhiễm trùng hay không.
Cách làm lành vết thương sau sinh nhanh chóng
Cách chăm sóc vết thương ở những ngày đầu sau sinh
Ở những ngày đầu tiên lưu viện sau sinh, sản phụ chưa nên tắm mà chỉ lau người bằng khăn bông mềm để hạn chế chạm đến vết mổ và cả tạm tránh nước. Hơn nữa, trong những ngày này thì việc vệ sinh vết thương sau sinh sẽ được các y tá thực hiện chỉnh chu hằng ngày. Sản phụ cũng cần lưu ý đến cả vùng da xung quanh vết mổ, tránh bị nhiễm bẩn.
Trong quá trình lưu viện, thời gian đầu mẹ cũng sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng sinh và giảm đau để tránh nhiễm trùng vết thương sau sinh hay biến chứng.
Còn có những loại thuốc khác như thuốc co hồi tử cung,… và gia đình lẫn sản phụ cần trình bày bệnh nền cũng như các loại thuốc khác (nếu có) mà sản phụ đang sử dụng để tránh thuốc có tác dụng phụ với nhau.
Sau 2 đến 3 ngày là thời gian bác sĩ đánh giá vết thương sau sinh mổ và cả vết thương sau khi sinh thường. Trước đó chị em cần giữ gìn vết mổ, không tự tháo băng, không làm ướt băng gạc.
Trường hợp vết thương sau sinh đã khô, không sưng đau, chảy dịch thì có thể dừng không cần dùng băng kín nữa. Còn lại, nếu sản phụ vẫn thấy đau vết thương sau sinh mổ hoặc nghi ngờ bản thân bị nhiễm trùng vết thương sau sinh, hãy liên hệ với bác sĩ để được kê thuốc giảm đau và chăm sóc đặc biệt.
Xác định kiểu vết thương sinh mổ hay sinh thường để có những phương pháp làm lành nhanh và hiệu quả
Vết thương sau sinh mổ
Mổ lấy thai (sinh mổ, mổ lấy con, mổ Cesar) là một phẫu thuật nhằm lấy thai nhi, nhau thai, màng ối bằng một vết mổ ngang qua trên khớp vệ.
Phương pháp mở bụng lấy thai cũng được dùng trong trường hợp thai lạc chỗ nằm trong ổ bụng và vỡ tử cung thai đã nằm trong ổ bụng.
Vết thương sau khi sinh thường
Vết thương tầng sinh môn nằm ở đáy chậu nằm giữa âm đạo và hậu môn nên rất dễ nhiễm trùng và khó làm lành vết thương sau sinh hơn. Tuy là không phải ai cũng sẽ cần cắt tầng sinh môn khi sinh và tiểu phẫu này sẽ giúp quá trình chào đời của em bé được suôn sẻ hơn.
Ngoài ra giải phẫu tầng sinh môn chính là để giúp loại bỏ khả năng rách tầng sinh môn giữa chừng gây chảy máu nặng nề, làm vết thương xấu. Bác sĩ sẽ cắt tầng sinh môn ngay lúc đầu em bé đã mở rộng âm đạo khoảng vài centimet.
Sau khi em bé chào đời thì sẽ tiến hành khâu lại bằng chỉ thẩm mỹ y khoa.
Điểm chung của vết thương sau sinh
Tất cả các vết thương sau sinh đều có nguy cơ nhiễm khuẩn cao nếu không được áp dụng cách chăm sóc và vệ sinh làm lành vết thương sau sinh đúng cách, đặc biệt là thời gian sau 72h giờ và những ngày khi sản phụ về nhà.
Ở những ngày đầu tiên tại bệnh viện, bệnh nhân sẽ được y tá hay bác sĩ trực tiếp chăm sóc vết thương sau khi sinh thường lẫn vết thương sau sinh mổ.
Giảm đau vết thương sau khi sinh thường
Cách làm vết thương sau sinh thường giảm đau và nhanh lành hơn:
- Chườm lạnh: Là phương pháp có thể giúp giảm đau và giảm viêm sưng. Thực hiện bằng cách ngồi vào bồn nước lạnh, sau đó lau khô vết khâu với khăn sạch. Bạn tuyệt đối không dùng đá để chườm lạnh vết thương nhé.
- Thuốc giảm đau: Người bệnh có thể yêu cầu bác sĩ để được kê thuốc giảm đau mà không ảnh hưởng đến chất lượng sữa.
- Điều chỉnh tư thế: Nếu bị đau khi ngồi thì nên chuyển sang nằm sấp, hoặc nghiêng. Nếu ngồi, nên ngồi trên đệm hơi có thể điều chỉnh được sự căng phồng sẽ giúp thoải mái hơn.
- Kiêng quan hệ tình dục: Nhiều người sẽ thấy đau khi quan hệ trong vài tháng đầu sau sinh. Các bậc cha mẹ mới vẫn hãy nên chờ đợi cho đến khi đã làm lành vết thương sau sinh hoàn toàn.
- Chăm sóc vết khâu: Giữ vết khâu sạch sẽ và khô ráo, đặc biệt là sau khi tiểu tiện. Nếu việc đại tiện trở nên khó khăn thì nên dùng thuốc làm mềm phân trước.
- Hạn chế vận động mạnh: để tránh gây tổn hại khó làm lành vết thương sau sinh.
Vệ sinh vết thương sau sinh đúng cách
Vết thương sau khi sinh thường nằm ở khu vực ẩm và kín nên khó vệ sinh và dễ nhiễm trùng. Tuy nhiên, khi vết thương tầng sinh môn được chăm sóc đúng cách thì chỉ sau 2 ngày sẽ giảm đau đi nhiều, giảm sưng và không nhiễm trùng.
- Giữ vết thương sau khi sinh thường luôn khô ráo và sạch sẽ bằng cách rửa bằng nước sạch và lau khô nhẹ nhàng vùng đáy chậu, âm hộ khoảng 2 lần một ngày để ngăn ngừa viêm và nhiễm trùng.
- Rửa vết thương sau sinh thường sạch sẽ sau mỗi lần đi tiêu, tiểu. Giảm nguy cơ nhiễm trùng từ hậu môn bằng cách lau từ trước ra sau.
- Nên nghỉ ngơi nhiều hơn và hoạt động nhẹ nhàng.
- Tập bài tập sàn chậu để giúp máu lưu thông và thúc đẩy làm lành vết thương sau sinh.
- Thay đổi băng vệ sinh thường xuyên mỗi 4 – 6 tiếng để đảm bảo không làm tổn thương đến vết khâu. Ngoài ra thay băng vệ sinh thường xuyên còn giúp vết thương sau khi sinh thường luôn sạch sẽ, giảm sự tích tụ của vi trùng, độ ẩm và giảm được nguy cơ nhiễm trùng.
- Không nên thụt rửa bên trong khi không có chỉ định của bác sĩ.
Cách chăm sóc làm lành vết thương sau sinh mổ
Chủ yếu là sản phụ trong khi tắm bằng nước sạch hàng ngày không được dùng trực tiếp xà phòng hoặc sữa tắm lên vết mổ. Ngoài ra không chỉ vết thương sau sinh mổ cần được chú ý vệ sinh mà còn cả những vùng xung quanh.
Sau khi sinh em bé thì sản phụ nên tập đi bộ 30 phút mỗi ngày hay các bài tập nhẹ nhàng sẽ giúp làm lành vết thương sau sinh nhanh hơn, khác với các suy nghĩ cũ. Điều cần tránh là tránh làm việc nặng trong 3 tháng đầu tiên sau sinh chứ không phải là tránh vận động nhẹ.
Việc tập đi bộ – ngoài giúp làm lành vết thương sau sinh còn giúp ngăn ngừa cứng khớp và đau do nằm nhiều. Sau ngày đầu tiên, khi mẹ lấy lại sức và ngồi dậy bình thường được, hãy tập đi lại nhẹ nhàng xung quanh giường bệnh, hoặc tập đi ngoài hành lang khoa hậu sản.
Lúc đầu, việc đi lại có thể gây khó khăn và đau nhưng hãy cố gắng tập luyện bằng cách: đi thẳng người, hai chân dang rộng ra một chút và bước đi tự tin.
Rửa vết khâu tầng sinh môn bằng nước muối
Bạn có thể vệ sinh vùng vết khâu ở tầng sinh môn bằng cách dùng nước đun sôi để nguội rồi pha với muối. Dùng hỗn hợp này để vệ sinh cho vùng kín của mình hoặc sử dụng các dung dịch vệ sinh phụ nữ chuyên dụng. Khi vệ sinh bạn cần lưu ý thực hiện nhẹ nhàng và dội nước từ từ để rửa.
>>> Vết thương ngoài da rất phổ biến và có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu nếu bất cẩn hoặc các tại nạn ngoài ý muốn. Nắm rõ cách chữa lành vết thương ngoài da để trang bị kinh nghiệm xử lý cấp bách cho bản thân và những người xung quanh khi cần thiết.
Chế độ dinh dưỡng cho sản phụ để làm lành vết thương sau sinh nhanh hơn
Bổ sung đa dạng các thực phẩm giàu canxi và protein để nhanh chóng hồi phục sức khỏe cũng như tạo nguồn sữa dồi dào.
Để tránh bị táo bón và đầy hơi, sản phụ cần ăn nhiều rau xanh để bổ sung chất xơ và uống nhiều nước. Các thực phẩm cần tránh để hạn chế tình trạng này là chế độ ăn nhiều đường và các sản phẩm từ đậu tương.
Nếu việc đại tiện khiến mẹ đau nhiều, hãy nên dùng thuốc làm mềm phân trước.
Làm lành vết thương sau sinh nhanh hơn nhờ TRÁNH những điều sau đây
Thực phẩm tính hàn và tanh sẽ ảnh hưởng đến quá trình làm lành vết thương sau sinh bao gồm các loại ốc, hải sản, thịt vịt – ngan – ngỗng, thịt ếch – cóc, rau đay và một số loại rau khác… Lý do là những thực phẩm có tính hàn mang nguy cơ ức chế sự ngưng tụ máu khiến vết thương lâu lành.
Kiêng tránh sẹo: Rau muống, các loại lòng trắng trứng, gạo nếp dễ gây tạo mủ gây viêm và sẹo lồi. Các loại thực phẩm khác dễ gây ngứa hoặc dị ứng còn có gà và tôm.
Kiêng tránh thâm: Các loại thực phẩm có sắc tố đen, nước tương và cà phê.
Kiêng thực phẩm nhiều dầu mỡ: da gà vịt, thịt mỡ, đồ ăn chiên xào quá nhiều dầu.
Hạn chế gia vị: cay nóng như ớt, tiêu và với sản phụ có tiền sử cao huyết áp còn cần tránh ăn nhiều muối và ăn vị mặn.
Kiêng cách chế biến: sản phụ không nên ăn thực phẩm sống, tái và cả các loại rau sống.
Cuối cùng, mẹ còn cần kiêng tuyệt đối các chất kích thích như cà phê, rượu, bia
>>> Xem thêm: Ăn gì mau lành vết thương sau mổ cập nhật các kiến thức hữu ích trong việc làm lành vết thương một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất!
Một số vấn đề thường gặp khi khâu tầng sinh môn sau sinh
Vết khâu tầng sinh môn lòi chỉ
Vết khâu tầng sinh môn lòi chỉ dẫn đến nguy cơ bị nhiễm trùng và làm chậm quá trình lành vết thương sau sinh. Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng đến sức khỏe của các bà mẹ, gây đau đớn và dễ để lại sẹo nếu không khắc phục đúng cách. Khi xảy ra trường hợp này, các bà mẹ nên đến ngay bệnh viện, cơ sở y tế gần nhất để được sự hỗ trợ xử lý từ các bác sĩ có chuyên môn.
Vết khâu tầng sinh môn bị nổi cục
Một vấn đề khác mà các bà mẹ sau sinh thường gặp đó chính là nổi cục ở vết khâu tầng sinh môn. Tuy nhiên, nếu không cảm thấy ngứa ở vùng khâu thì nguyên nhân chủ yếu là do chỉ khâu chưa tiêu hết. Đây là biểu hiện do cơ địa bạn có khả năng làm lành vết thương sau sinh mổ chậm hơn bình thường.
Lúc này, bạn nên chăm sóc và vệ sinh đúng cách như đã nêu ở trên và theo dõi trong khoảng từ 1-2 tháng. Nếu cục đó không biến mất thì bạn nên đến nhờ bác sĩ kiểm tra và xử lý.
Nhiễm trùng vết khâu tầng sinh môn
Nhiễm trùng vết khâu tầng sinh môn là vấn đề khiến cho vùng khâu bị sưng to, đau nhức. Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng đến sức khỏe sản phụ, gây mùi hôi khó chịu, sốt cao, ứ sản dịch… Chính vì vậy, nếu có những dấu hiệu này, tốt nhất bạn nên đến ngay gặp bác sĩ để được tư vấn và chữa trị kịp thời.
Vết mổ, vết khâu tầng sinh môn có dấu hiệu sưng đỏ, phù nề
Hiện tượng vết thương sau sinh thường bị sưng và phù nề kéo dài sau 4 – 6 ngày thì đó là một dấu hiệu cho thấy vết thương đang hồi phục không tốt.
Có dịch tiết ra hoặc sản dịch hôi
Sau sinh có sản dịch tiết ra là chuyện rất bình thường trong quá trình lành vết thương. Nhưng với vết mổ có dấu hiệu nhiễm khuẩn, chất dịch này tiết ra nhiều và có mùi hôi.
Sản dịch sau sinh thường nếu có mùi hôi là biểu hiện của nhiễm trùng hậu sản cần khám lại ngay.
Sốt cao kèm mệt mỏi
Khi vết thương sau khi sinh thường có những dấu hiệu kể trên kèm sốt cao 38,5- 40 độ C là triệu chứng nổi bật và xuất hiện sớm của nhiễm khuẩn. Lúc này sản phụ cần sẵn sàng để nhập viện.
Lưu ý khi tự chăm sóc làm lành vết thương sau sinh tại nhà
- Luôn đeo găng tay sạch hoặc rửa tay sạch sẽ khi chạm vào vết mổ.
- Không tắm quá lâu, không ngâm mình trong bồn tắm bởi sẽ làm vết thương khó khô.
- Lưu ý thấm khô vết thương bằng khăn sạch hoặc bông y tế thường xuyên, nhất là sau khi tắm
- Giữ vết thương sau sinh khô thoáng.
- Ngoài ra thì trái ngược với một số hiểu biết sai lầm về đi lại sẽ làm “động” đến quá trình làm lành vết thương sau sinh thì sự thật lại ngược lại. Việc tập đi bộ sau khi sinh khoảng 30 phút mỗi ngày sẽ giúp lưu thông máu đến vết thương tầng sinh môn lẫn vết khâu sau sinh mổ.
>>> Một trong những vết thương trên da thường thấy nhất chính là ở ví trí đầu gối. Việc xử lý chúng khi mới bị thương rất quan trọng giúp thúc đẩy quá trình làm làm và hạn chế tình trạng để lại sẹo. Tham khảo ngay cách chữa lành vết thương đầu gối nhanh chóng cực kỳ đơn giản mà Genie đã giới thiệu ở nội dung trước.
Để làm lành vết thương sau sinh, ngoài việc vệ sinh và chăm sóc vùng vết khâu ở tầng sinh môn đúng cách. Các bà mẹ còn cần phải có chế độ ăn uống và luyện tập thích hợp để vết thương sau sinh mau lanh. Mong rằng nội dung mà Genie vừa chia sẻ giúp ích cho bạn trong vấn đề xử lý vết thương sau sinh mổ hoặc sinh thường. Cảm ơn và hẹn gặp lại bạn trong những nội dung tiếp theo.
Có thể thấy rằng việc bị thương, có rất nhiều nguyên nhân và hoàn cảnh tình trạng khác nhau. Trang bị cho mình những kiến thức xử lý vết thương dù trong bất kỳ trường hợp nào là điều cần thiết. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp chúng với việc sử dụng các sản phẩm trị sẹo để tăng hiệu quả điều trị.